Bảng giá thuê xe từ Đà Lạt đi Buôn Đôn

Rate this post

Bảng giá thuê xe và hướng dẫn tham quan Buôn Đôn từ Đà Lạt

Để thuê xe từ Đà Lạt đến Buôn Đôn, bạn nên chọn thời gian 2 ngày 1 đêm với khoảng cách đi và về khoảng 600 km kể cả tham quan các điểm nổi bật tại Đắk Lắk. Di chuyển theo quốc lộ 27 đến Buôn Ma Thuột sau đó đi thêm 60 km nữa sẽ đến Buôn Đôn

 

Trẻ em cho voi ăn tại Buôn Đôn Trẻ em cho voi ăn tại Buôn Đôn

 

Thời gian đẹp để đi du lịch Buôn Đôn

Ở Buôn Đôn, thời tiết được chia thành 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường diễn ra từ tháng 5 đến tháng 11, còn mùa khô kéo dài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.

Với khí hậu dễ chịu và ôn hòa, nhiệt độ trung bình khoảng 23 độ C, thuận lợi để du khách tham quan và du lịch bất cứ khoảng thời gian nào trong năm. Tuy nhiên, thời điểm lý tưởng nhất vẫn là vào mùa khô. Vào thời điểm này, thời tiết khô thoáng, không quá nóng, phù hợp cho tất cả mọi hoạt động, trải nghiệm của du khách. Đặt biệt, từ tháng 12 sẽ diễn ra rất nhiều lễ hội đặc sắc như Lễ Hội Cà Phê hay Lễ Hội Đua Voi, đây cũng là thời gian hoa dã quỳ nở rộ đẹp nhất Tây Nguyên.

 

Nhà trên cây tại Buôn Đôn Nhà trên cây tại Buôn Đôn

 

Lưu trú

Nên chọn lưu trú tại khách sạn trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, sẽ tiện nghi, an ninh, có chỗ đậu xe du lịch. Sáng có ăn sáng buffet với nhiều món để lựa chọn cho gia đình bạn từ trẻ em cho đến người cao tuổi.

Tuy nhiên, để trải nghiệm được phong phú thì Nhà Sàn vẫn là lựa chọn đầu tiên và khó quên bởi khi màn đêm buông xuống, du khách sẽ được lắng nghe những âm thanh của núi rừng, bạn sẽ cảm thấy bình yên vô cùng.

 

Thăm voi tại Buôn Đôn - Tour Đắk Lắk Thăm voi tại Buôn Đôn – Tour Đắk Lắk

 

Các địa điểm tham quan nổi bật

Khung cảnh của một bản làng xinh đẹp với những mái nhà sàn đơn sơ giản dị của đồng bào M’Nông, Ê – Đê, Gia Rai, Khmer và Lào là điểm đặc trưng nổi bật khi vừa đặt chân đến Buôn Đôn, du khách có thể tham quan, trải nghiệm, khám phá thiên nhiên qua những điểm du lịch nổi bật như:

Cầu treo Buôn Đôn – Đây là cây cầu treo bắc ngang qua con sông Sêrêpốk, được làm hoàn toàn bằng tre nứa, rất đơn sơ, mộc mạc nhưng ở bên trong nó là sợi dây cáp chắc chắn để đảm bảo an toàn cho bạn mà không mất đi cảm giác chân thực nhất khi đi  qua cây cầu treo này.

Thác Bảy Nhánh – Sở dĩ có tên gọi này là do các ghềnh đá lớn bị chia thành 7 nhánh nhỏ. Đứng từ trên cao nhìn xuống, thác nước trông như một bàn tay khổng lồ đặc sắc.

Khu mộ vua săn voi Khun Ji Nốp – Là nơi chôn cất vị vua săn voi huyền thoại của núi rừng Tây Nguyên với những chiến tích lừng lẫy nhờ tài săn voi rừng và thuần dưỡng voi. Khu mộ được xây dựng chủ yếu với các hình khối đơn giản với búp sen ở đỉnh và bốn góc.

Hồ Dakmil – Hồ nước bán nhân tạo được xây dựng từ thời thực dân Pháp để phục vụ dự án trồng cà phê tại Việt Nam

Chăm sóc Voi – Du khách có thể thuê trang phục của người dân đồng bào nơi đây và hòa mình vào những bức ảnh chụp cùng những chú voi to lớn, chạm vào voi, cho voi ăn, tắm cho voi, chụp ảnh cùng voi, …

Nhà sàn cổ – Là nơi để du khách tìm hiểu về cội nguồn, văn hóa, phong tục tập quán và lối sống của người đồng bào địa phương.

Ngoài ra, nhà rông cũng là kiến trúc độc đáo của người đồng bào tại nơi đây, đặc trưng của nhà rông là mái nhà rất dài, rộng và cao, nhìn từ xa như một lưỡi rìu vươn thẳng lên bầu trời đầy hiên ngang và mạnh mẽ. Có những ngôi nhà rông lớn đến độ có thể chứa được cả bản làng. Vậy nên nhà rông thường được sử dụng làm nơi hội họp, sinh hoạt tập thể hoặc làm nơi tiếp khách  quý khi đến thăm.

Nếu có dịp ghé thăm Buôn Đôn vào thời gian diễn ra lễ hội, bạn còn được thưởng thức buổi biểu diễn cồng chiêng Tây Nguyên đặc sắc, hòa mình vào không gian văn hóa cồng chiêng với các điệu nhảy tập thể đầy sôi động.

 

Cầu treo tại Buôn Đôn Cầu treo tại Buôn Đôn

 

Những món ăn đặc sản

Món ăn nhất định bạn phải thưởng thức là Gà Nướng Buôn Đôn. Gà được nuôi thả vườn, thịt dai và chắc, nướng lên ăn vừa thơm vừa ngọt, ăn cùng cơm lam dẻo ngọt.

Cá bống thác kho riềng, canh chua cá lăng, lẩu rau rừng cũng mang một hương vị rất đặc trưng.

Đặc biệt, rượu A Ma Công là loại rượu quý của Buôn Đôn. Bạn nên thưởng thức một chút rượu A Ma Công vì theo tên của rượu, nó được đặt theo tên của một huyền thoại sống trong vùng về sự khỏe mạnh, cường tráng.

Những đặc sản bạn có thể mua về làm quà cho người thân như: Cà phê, mật ong rừng, nai khô, rượu cần, măng le rừng, bột cacao, hạt macca, thổ cẩm Tây Nguyên nổi tiếng…

 

Núi đá Voi Mẹ tại Lắk

 

Bạn cần chuẩn bị gì khi đi Buôn Đôn

Mũ, nón, áo tay dài, kem chống nắng là những vật dụng cần thiết khi đi Buôn Đôn, vì thời tiết khá nắng nóng. Ngoài ra, các thiết bị điện tử cũng rất cần thiết để phục vụ cho công cuộc “ tạo ra những bức ảnh sống ảo” tuyệt đẹp tại vùng đất Tây Nguyên này

Nếu bạn là người yêu thích trải nghiệm, khám phá các vẻ đẹp của thiên nhiên thì không thể bỏ qua Khu Du Lịch Buôn Đôn khi đặt chân đến “ Xứ Sở Đại Ngàn”.

 

Bảng giá thuê xe từ Đà Lạt đến Buôn Đôn

Ngày đầu tiên bạn mất 6 giờ di chuyển từ Đà Lạt, bạn nên ghé các điểm trên đường đi như hồ Lắk và núi đá Voi Mẹ. Sau đó đến Buôn Đôn ăn trưa, nghỉ trưa tại chỗ. Chiều bạn di chuyển tham quan trong Buôn Đôn truyền thống. Chiều di chuyển về thành phố Buôn Ma Thuột để nhận phòng khách sạn và ăn tối. Tối nên ăn qua thử bún chìa cô Chua hoặc bún đỏ Lê Hồng Phong. Đêm đến bạn có thể thưởng thức ẩm thực đường phố tại đường Y Jút

Ngày thứ hai, bạn có thể ăn sáng tại khách sạ hoặc lân cận. Sau đó nên ghé Làng cafe Trung Nguyên thưởng thức cafe, sau đó đến tham quan thác Dray Sáp, thác Dray Nur, chùa Khải Đoan… Ăn trưa xong di chuyển về Đà Lạt là vừa.

Bảng giá thuê xe Đà Lạt đến Buôn Đôn và các điểm lân cận bao gồm: xe, nhiên liệu, lái xe, phí cầu đường bến bãi

  • Xe 4 chỗ: 4.800.000đ
  • Xe 7 chỗ: 5.800.000đ
  • Xe 16 chỗ: 6.600.000đ
  • Xe 29 chỗ: 9.500.000đ
  • Xe 45 chỗ: 11.500.000đ

 

Du khách chinh phục đỉnh núi đá Voi Mẹ tại Đắk Lắk Du khách chinh phục đỉnh núi đá Voi Mẹ tại Đắk Lắk